Phình động mạch não là một loại bệnh thường gặp nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao khi bị vỡ. Phình động mạch não thường gây đau đầu, mất thị lực, cứng cổ, tê/ yếu một bên mặt, buồn nôn và nôn. Bệnh có thể phát hiện sớm ở nhóm người có yếu tố nguy cơ cao bằng chẩn đoán hình ảnh như CT 64 lát cắt, MRI và DSA. Điều trị bằng cách đặt stent, coil hay phẫu thuật mở để đặt kẹp mạch máu.
Phình động mạch nào là việc bất cứ vị trí nào của động mạch não bị giãn ra và phình lên. Phình động mạch não rất nguy hiểm vì khi thành mạch trở nên yếu, phình và vỡ sẽ gây xuất huyết não.
Phình động mạch não thường được chia thành ba loại:
Hình túi (saccular);
Hình thoi (fusiform);
Phình tách (dissecting).
Có khoảng 70 – 75% phình động mạch dạng đơn, 25 – 30% còn lại thuộc dạng đa, và thường quanh đa giác Wills.
Mặc dù phình động mạch có thể do chấn thương, nhiễm khuẩn hay khối u nhưng đa số là do tự phát.
Phình động mạch não đôi khi không có triệu chứng, nhưng nếu phình lớn và chèn ép các cấu trúc lân cận sẽ gây ra các triệu chứng như liệt vận nhãn, lác mắt, cứng gáy, nhìn đôi, đau hốc mắt (gợi ý chèn ép dây thần kinh sọ não III, IV, V hoặc VI); khuyết thị trường thái dương hai bên và mất thị lực (gợi ý chèn ép giao thoa thị giác).
Phình động mạch não có thể gây chảy máu khoang dưới nhện, làm xuất huyết dưới nhện. Trước khi vỡ, việc phình động mạch có thể gây đau đầu do sự giãn mạch máu hay rỉ máu vào khoang dưới nhện. Khi động mạch não vỡ sẽ gây đau đầu dữ dội và đột ngột, còn được gọi là đau đầu sét đánh, ngoài ra còn có thể gây buồn nôn, nôn, mất ý thức và/hoặc co giật.
Động mạch não khi phình to lên sẽ vỡ gây chảy máu, rò rỉ máu vào các khu vực quanh não, thường gọi là xuất huyết dưới nhện và khả năng tổn thương não trầm trọng khoảng 66% và khả năng tử vong lên đến 40%.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Phình động mạch não là do sự tổn thương vi mô thành động mạch (xơ vữa động mạch), do sự thay đổi dòng chảy một cách bất thường ở các vị trí phân chia động mạch. Ngoài ra còn do một số bệnh lý di truyền, tăng huyết áp, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, nhiễm nấm, nhễim khuẩn, chấn thương, nghiện ma túy (đặc biệt là cocain).
Nam giới có nguy cơ mắc phình động mạch não cao hơn nữ giới.
Trong gia đình có người bị phình động mạch não.
Người lớn tuổi.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phình động mạch não, bao gồm:
Hội chứng Ehlers-Danlos;
U sợi thần kinh;
Bệnh thận đa nang;
Tăng huyết áp;
Hút thuốc lá;
Uống rượu bia;
Nghiện ma túy;
Xơ vữa động mạch;
Xơ cứng động mạch;
Hội chứng Moyamoya;
Hẹp eo động mạch chủ;
Gặp chấn thương ở vùng đầu;
Bị dị tật ở động mạch não (bẩm sinh hay di truyền).
Nếu nghi ngờ phình động mạch não do nhiễm trùng cần tiến hành cấy máu tìm vi khuẩn hay nấm.
Phình động mạch nhỏ và không triệu chứng, cần theo dõi liên tục.
Phình động mạch lớn hay có triệu chứng, cần điều trị nội mạch.
Điều trị phình động mạch não thường phụ thuộc vào các yếu tố:
Loại, kích thước và vị trí phình.
Nguy cơ vỡ động mạch.
Tuổi và sức khỏe của người bệnh.
Tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.
Các rủi ro khi tiến hành điều trị.
Cần cho bệnh nhân biết rõ về nguy cơ vỡ động mạch và biến chứng trong khi phẫu thuật.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch (đặc biệt là ngừng hút thuốc lá), sử dụng thuốc hạ huyết áp thích hợp là rất cần thiết.
Nếu phình < 7 mm, bờ đều và nằm ngược hướng dòng hiếm khi bị vỡ, cần theo dõi tiếp tục bằng chẩn đoán hình ảnh ở các lần kế tiếp.
Nếu động mạch phình lớn và nằm ở vòng tuần hoàn sau, hoặc gây chảy máu và chèn ép các cấu trúc thần kinh kế cận, tiến hành điều trị nội mạch (như đặt stent hoặc đặt coil). Nếu cần thiết, tiến hành phẫu thuật mở và đặt kẹp vi mạch.
Chế độ sinh hoạt:
Bỏ thuốc lá.
Tập thể dục thường xuyên và ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.
Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress.
Uống thuốc theo đơn đều đặn.
Chế độ dinh dưỡng:
Không uống rượu bia.
Không sử dụng ma túy hay các chất kích thích.
Ăn uống lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
Tránh ăn các chất béo, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, giảm ăn muối và đường.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích.
Bỏ thuốc lá.
Nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, tránh các việc gây căng thẳng.
Kiểm soát cân nặng, mức cholesterol, huyết áp và đường huyết.
Kiểm tra tổng quát ít nhất 1 năm/lần.