Cơn đau thắt ngực là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng đau ngực hoặc cảm giác nặng ngực khó chịu do bệnh lý tim mạch vành. Mức độ nghiêm trọng, thời gian và tính chất cơn đau thắt ngực có thể khác nhau. Cần lưu ý là cơn đau thắt ngực điển hình do bệnh lý tim mạch vành thường khởi phát sau một hoạt động gắng sức và sẽ thuyên giảm trong vòng vài phút sau nghỉ ngơi hoặc uống một loại thuốc trợ tim gọi là Nitroglycerin.
Cơn đau thắt ngực là một thuật ngữ y tế để chỉ tình trạng đau ngực hoặc cảm giác nặng ngực khó chịu do bệnh lý tim mạch vành. Cơn đau xảy ra khi cơ tim không nhận được đủ máu nuôi mà nó cần và điều này thường xảy ra do một hoặc nhiều động mạch vành nuôi tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng được gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim.
Mặc dù đau thắt ngực tương đối phổ biến nhưng cơn đau này có thể rất khó phân biệt với các loại đau ngực khác, chẳng hạn như cảm giác đau ngực do tình trạng khó tiêu hoặc do bệnh lý dạ dày - tá tràng.
Những triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau thắt ngực bao gồm:
Cảm giác đau đè nén, nặng ngực ngay dưới xương ức, cơn đau có thể lan ra tay trái, bả vai, lên cổ, lên hàm hoặc lan ra sau lưng;
Bệnh nhân có thể cảm giác mệt mỏi, yếu người và khó thở;
Cảm giác choáng váng, chóng mặt, buồn nôn có thể xảy ra.
Mức độ nghiêm trọng, thời gian và tính chất cơn đau thắt ngực có thể khác nhau. Cần lưu ý là cơn đau thắt ngực điển hình do bệnh lý tim mạch vành thường khởi phát sau một hoạt động gắng sức và sẽ thuyên giảm trong vòng vài phút sau nghỉ ngơi hoặc uống một loại thuốc trợ tim gọi là Nitroglycerin.
Một cơn đau thắt ngực mới xuất hiện hoặc cơn đau với tính chất dữ dội, khác với tính chất cơn đau thường ngày có thể báo hiệu một dạng đau thắt ngực nguy hiểm đó là cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Mặc dù đau thắt ngực tương đối phổ biến nhưng cơn đau này có thể rất khó phân biệt với các loại đau ngực khác, chẳng hạn như cảm giác đau ngực do tình trạng khó tiêu hoặc bệnh lý dạ dày - tá tràng.
Nếu bạn bị đau ngực không rõ nguyên nhân, hãy nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Đau thắt ngực thường khởi phát khi bệnh nhân có những hoạt động thể chất hoặc cảm xúc mạnh/hồi hộp. Các động mạch vành bị hẹp và xơ vữa nghiêm trọng chỉ có thể cung cấp đủ máu đến tim khi nhu cầu oxy thấp, chẳng hạn như khi bạn đang ngồi/nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi tham gia các hoạt động gắng sức như đi bộ, lên đồi hoặc leo cầu thang thì tim sẽ làm việc nhiều hơn và cần nhiều oxy hơn.
Có nhiều dạng cơn đau thắt ngực khác nhau theo thuật ngữ y khoa:
Cơn đau thắt ngực ổn định (hiện nay được gọi là hội chứng mạch vành mạn): Là dạng đau thắt ngực phổ biến nhất. Nó thường xảy ra khi hoạt động gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau thắt ngực. Ví dụ, cơn đau xuất hiện khi bạn đang đi bộ lên dốc hoặc trong thời tiết lạnh có thể là đau thắt ngực.
Cơn đau thắt ngực không ổn định: Đây là một tình trạng cấp cứu y khoa. Đau thắt ngực không ổn định xảy ra không thể đoán trước và thậm chí xảy ra khi nghỉ ngơi. Cơn đau sẽ không giảm khi nghỉ ngơi và kéo dài hơn cơn đau thắt ngực ổn định, có thể là trên 20 phút hoặc lâu hơn. Cơn đau thắt ngực không ổn định diễn tiến nghiêm trọng hcó thể là chỉ dấu của tình trạng nhồi máu cơ tim.
Cơn đau thắt ngực Prinzmetal: Là tình trạng đau thắt ngực không phải do bệnh mạch vành. Nguyên nhân là do sự tự co thắt của động mạch vành làm giảm lưu lượng máu tạm thời. Đau ngực dữ dội là triệu chứng chính của cơn đau thắt ngực Prinzmetal. Nó thường xảy ra theo chu kỳ, nhất là khi nghỉ ngơi và vào ban đêm.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra cơn đau thắt ngực, bao gồm:
Hút thuốc lá;
Uống rượu bia;
Hoạt động thể chất nặng/tình trạng gắng sức;
Cảm xúc mạnh/ hồi hộp;
Tiếp xúc với thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.
Ngoài việc hỏi bệnh sử đầy đủ và thăm khám lâm sàng về triệu chứng điển hình của cơn đau thắt ngực, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như:
Điện tâm đồ (ECG);
Test gắng sức;
Chụp mạch vành;
MRI tim;
CT scan.
Nếu cơn đau của bạn là cơn đau thắt ngực điển hình, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị đau thắt ngực. Thuốc phổ biến nhất là nitroglycerin có thể giúp giảm đau bằng cách làm giãn mạch máu ở tim và cho phép lưu lượng máu đến cơ tim nhiều hơn và giảm khối lượng công việc của tim. Nitroglycerin có thể được dùng dưới dạng viên uống tác dụng kéo dài hàng ngày để ngăn ngừa đau thắt ngực hoặc có thể dùng ở dạng ngậm dưới lưỡi để điều trị cắt cơn khi cơn đau thắt ngực xảy ra.
Không dùng sildenafil - tên gọi khác là Viagra (điều trị chứng rối loạn cương dương) khi đang sử dụng nitroglycerin. Phối hợp 2 thuốc này có thể gây tụt huyết áp nguy hiểm đến tính mạng.
Thuốc chẹn beta (beta-blocker) và thuốc chẹn kênh canxi cũng được sử dụng để điều trị chứng đau thắt ngực.
Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc khác để giúp điều trị hoặc ngăn ngừa cơn đau thắt ngực.
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực: Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức, duy trì trọng lượng cơ thể cân đối;
Kiểm soát tốt các căng thẳng trong cuộc sống;
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ;
Điều trị các bệnh lý khác kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, béo phì.