Viêm cơ là tình trạng viêm của các cơ, làm các cơ bị sưng và đỏ lên. Một chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch có thể gây ra viêm cơ. Hai loại viêm cơ cụ thể là viêm đa cơ và viêm bì cơ. Viêm đa cơ gây yếu cơ, thường xảy ra ở các cơ gần thân của cơ thể. Viêm bì cơ gây yếu cơ kèm theo phát ban ở da.
Viêm cơ là tổn thương viêm do vi khuẩn gây nên. Bệnh thường khởi phát khi có các vết thương ở da gây viêm nhiễm, sau khi thực hiện các thủ thuật trên da không được đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn.
Viêm cơ rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ tử vong cao, điều trị khó khăn.
Triệu chứng thường gặp của viêm cơ là yếu cơ. Yếu cơ có thể rõ ràng hoặc chỉ được phát hiện khi kiểm tra cơ thể. Đau cơ có thể xuất hiện hoặc không.
Yếu cơ do viêm cơ có thể làm người bệnh té ngã và khó đứng dậy khi đang ngồi ghế hoặc sau khi té ngã. Các triệu chứng khác có thể có đi kèm bao gồm:
Phát ban.
Mệt mỏi.
Da trên tay dày.
Nuốt khó.
Khó thở.
Những người bị bệnh viêm cơ do virus thường có triệu chứng nhiễm virus, chẳng hạn như chảy nước mũi, sốt, ho và đau họng hoặc buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể mất đi trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi các triệu chứng viêm cơ bắt đầu.
Một số người bị viêm cơ có dấu hiệu đau cơ nhưng không nhiều. Hầu hết các cơn đau cơ không phải là do viêm cơ mà do tổn thương căng cơ hoặc các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.
Những tình trạng này và đau nhức cơ thông thường khác được gọi là đau cơ. Bệnh có thể xuất hiện ở rất nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như:
Viêm cơ tay.
Viêm cơ vai.
Viêm cơ bắp chân.
Viêm cơ bắp tay.
Viêm cơ chân.
Viêm cơ đùi.
Ung thư
Viêm cơ không gây ung thư, nhưng những người bị viêm cơ (đặc biệt là viêm da cơ) có nhiều khả năng bị ung thư hơn. Các chuyên gia cho rằng hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng cách có thể đóng một vai trò nào đó.
Bệnh tim
Viêm cơ tim (viêm cơ tim) có thể dẫn đến sẹo ở mô tim làm cho chức năng tim bị giảm.
Chứng khó nuốt
Yếu cơ cổ họng có thể gây khó nuốt. Khoảng 1/3 số người bị viêm cơ gặp khó khăn khi nuốt.
Bệnh phổi
Mô phổi ở những người bị viêm cơ có thể bị sẹo, gây khó thở. Khoảng 30 – 40% những người bị viêm cơ mắc một số bệnh về phổi.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân viêm cơ có thể được chia thành một số loại:
Tình trạng viêm nhiễm. Các tình trạng gây viêm khắp cơ thể có thể ảnh hưởng đến cơ, gây viêm cơ. Nhiều trường hợp là do bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể tự tấn công các mô của chính mình. Các tình trạng viêm gây ra viêm cơ nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:
Viêm da cơ.
Viêm đa cơ.
Viêm cơ toàn thân.
Các tình trạng viêm khác có xu hướng gây ra các dạng viêm cơ nhẹ hơn, bao gồm:
Lupus.
Bệnh xơ cứng bì.
Viêm khớp dạng thấp.
Tình trạng viêm nhiễm thường là nguyên nhân gây viêm cơ nghiêm trọng nhất, cần điều trị lâu dài.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng do virus là nguyên nhân gây ra viêm cơ phổ biến nhất. Vi khuẩn, nấm hoặc các sinh vật khác cũng có thể gây ra viêm cơ nhưng hiếm khi. Virus hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào mô cơ hoặc giải phóng các chất làm tổn thương sợi cơ. Cảm lạnh và cảm cúm do virus cũng như HIV, chỉ là một vài trong số các virus có thể gây ra viêm cơ.
Thuốc
Một vài loại thuốc khác nhau có thể gây tổn thương cơ tạm thời. Vì tình trạng viêm ở cơ thường không được xác định nên vấn đề về cơ có thể được gọi là bệnh cơ hơn là viêm cơ. Một số thuốc gây viêm cơ hoặc bệnh cơ bao gồm:
Statin.
Colchicine.
Plaquenil (hydroxychloroquine).
Alpha-interferon.
Cocaine.
Rượu.
Bệnh cơ có thể xảy ra ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc, hoặc có thể xảy ra sau khi dùng thuốc vài tháng hoặc nhiều năm. Đôi khi nguyên nhân gây ra viêm cơ là do tương tác giữa hai thuốc khác nhau. Hiếm gặp viêm cơ nặng do dùng thuốc.
Chấn thương
Tập thể dục quá mức có thể dẫn đến đau cơ, sưng và yếu cơ trong nhiều giờ hoặc vài ngày sau khi tập. Triệu chứng viêm cơ do tập thể dục hoặc chấn thương có khả năng khỏi hoàn toàn nếu nghỉ ngơi hợp lý.
Tiêu cơ vân
Tiêu cơ xảy ra khi các cơ suy yếu nhanh chóng. Đau cơ, yếu cơ và sưng phù là triệu chứng của tiêu cơ vân. Nước tiểu cũng có thể đổi sang màu nâu hoặc đỏ sẫm.
Viêm cơ thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông, nhưng có thể ảnh hưởng đến mọi người trong mọi lứa tuổi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm cơ:
Yếu tố di truyền.
Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với tia UV.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh sử và thuốc người bệnh đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mô tả triệu chứng, phần cơ thể bị ảnh hưởng, triệu chứng toàn thân.
Một số xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán xem bệnh nhân có bị viêm cơ không:
Xét nghiệm máu
Nồng độ enzyme trong cơ cao, chẳng hạn như creatine kinase, có thể bệnh nhân đã bị viêm cơ. Các xét nghiệm máu phát hiện kháng thể bất thường có thể xác định tình trạng tự miễn dịch.
Quét MRI
Một máy quét sử dụng một nam châm công suất lớn và một máy tính sẽ tạo ra hình ảnh của các cơ. Chụp MRI có thể giúp xác định các vùng bị viêm cơ và những thay đổi của cơ theo thời gian.
EMG
Bằng cách đưa điện cực kim vào cơ, bác sĩ có thể kiểm tra phản ứng của cơ với các tín hiệu điện thần kinh. EMG có thể xác định các cơ bị yếu hoặc tổn thương do viêm cơ.
Sinh thiết cơ
Đây là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán bệnh viêm cơ. Bác sĩ xác định cơ yếu, rạch một đường nhỏ và lấy một mẫu mô cơ nhỏ để xét nghiệm. Sinh thiết cơ có thể chẩn đoán chính xác được bệnh viêm cơ ở những người mắc bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây yếu và đau cơ thường gặp hơn viêm cơ, và việc xét nghiệm viêm cơ không phải là một quá trình đơn giản. Vì những lý do này, quá trình chẩn đoán viêm cơ có thể kéo dài.
Điều trị viêm cơ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng viêm gây viêm cơ có thể cần điều trị bằng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, bao gồm:
Prednisone;
Azathioprine (Imuran);
Methotrexate.
Viêm cơ do nhiễm trùng thường là do virus và không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Viêm cơ do vi khuẩn thì không phổ biến và thường phải dùng kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng.
Mặc dù tiêu cơ vân hiếm khi là hậu quả của viêm cơ nhưng có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Những người bị tiêu cơ vân cần được nhập viện để được truyền dịch đường tĩnh mạch số lượng lớn liên tục.
Viêm cơ liên quan đến một loại thuốc được điều trị bằng cách ngưng thuốc. Viêm cơ do thuốc statin sẽ tự thuyên giảm trong vòng một vài tuần sau khi ngừng thuốc.
Tập thể dục là một phần rất quan trọng trong kế hoạch điều trị viêm cơ vì có thể giữ cho cơ bắp mạnh mẽ và linh hoạt. Vật lý trị liệu có thể giúp ngăn ngừa teo cơ và lấy lại sức mạnh cho cơ và mở rộng phạm vi chuyển động. Các bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng dược phẩm bổ sung để hỗ trợ cơ bắp.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Chế độ ăn
Không có chế độ ăn kiêng nào có thể chữa khỏi bệnh viêm cơ tuy nhiên việc ăn uống lành mạnh có thể làm giảm các triệu chứng viêm cơ. Có thể ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo và dầu ô liu nguyên chất.
Thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ bắp khỏe mạnh và linh hoạt, đồng thời có thể ngăn cơ bắp không bị teo.
Chăm sóc da
Chống nắng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng về da và cơ. Sử dụng kem chống nắng, đội mũ rộng vành và mặc quần áo bảo vệ, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm là điều quan trọng.
Tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tâm trạng. Chẳng hạn như thiền và yoga có thể giúp giảm bớt tác động cảm xúc khi mắc bệnh mãn tính.