Đau bắp chân là một tình trạng khiến bạn cảm thấy bắp chân đau nhức, mệt mỏi và nặng chân. Triệu chứng đau nhức này thường xuất hiện vào cuối ngày, sau khi bạn vận động nặng hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở chân. Tuy nhiên, đôi khi đau bắp chân có thể là triệu chứng của một điều gì đó nghiêm trọng hơn.
Đau bắp chân có thể do chấn thương cơ, xương hoặc gân cũng như nhiễm trùng hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Triệu chứng có thể là đau, nhức, tê, mỏi hoặc co thắt; cũng có thể kèm theo nhiều dấu hiệu như vết đỏ sưng, vết tím tái trên da,…
Đau bắp chân ở mỗi người khác nhau, nhưng nó thường có cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối hoặc đau buốt, đôi khi đau thắt ở mặt sau của cẳng chân. Bên cạnh đó, các cơn đau thường sẽ chạy dọc từ mông xuống cẳng chân, bắp chân, hoặc phần bắp đùi đến bắp chân. Tuy nhiên, các cơn đau chỉ dừng lại ở đau bắp thịt của chân, không phải cảm giác bị đau trong xương, do đó nhiều người thường chủ quan mà không tìm phương pháp điều trị triệt để. Các triệu chứng có thể cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm:
Sưng tấy;
Cảm giác mát lạnh bất thường màu nhợt nhạt ở bắp chân;
Ngứa ran hoặc tê ở bắp chân và chân.
Cơn đau nhẹ thường giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc uống các loại thuốc kháng viêm không cần kê toa. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng nếu không đi khám kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Một số biến chứng có thể kể đến như:
Đau mạn tính;
Giảm cử động;
Mất sức cơ;
Thuyên tắc phổi;
Tổn thương thần kinh;
Nhiễm trùng lan rộng;
Đoạn chi;
Đột quỵ;
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Không có khả năng đi lại thoải mái ở bên bị ảnh hưởng.
Chấn thương gây biến dạng cẳng chân.
Đau bắp chân xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi.
Đau bắp chân kéo dài sau vài ngày.
Sưng bắp chân hoặc vùng khớp mắt cá chân.
Các dấu hiệu của nhiễm trùng, bao gồm sốt, mẩn đỏ, nóng.
Bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.
Trong khi chấn thương cơ là nguyên nhân phổ biến nhất của đau bắp chân, có những chấn thương khác có thể xuất phát từ các vấn đề về thần kinh, khớp gối hoặc tình trạng bàn chân và mắt cá chân:
Chuột rút: Đau bắp chân thường do chuột rút, khi các cơ đột ngột co lại. Điều này có thể xảy ra do tập thể dục nhiều hơn mức bình thường hoặc tập các bài tập mới, hoặc mất nước, chấn thương cơ và thiếu một số khoáng chất. Chuột rút thường tự biến mất khá nhanh. Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây ra chuột rút cơ là: Suy thận, suy giáp, nghiện rượu, tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại vi nghiêm trọng.
Căng cơ: Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ ở bắp chân bị rách. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách nhưng cơn đau nhức phần bắp thường xuất hiện đột ngột cùng với cảm giác nhạy cảm ở bắp chuối.
Tắc mạch máu: Tình trạng tắc mạch máu (trong bệnh viêm nội mạc động mạch hoặc xơ vữa động mạch) dẫn tới thiếu máu, gây đau nhức cơ bắp chân.
Suy tĩnh mạch: Suy tĩnh mạch làm mạch máu ứ đọng không lưu thông gây ra các cơn đau bắp chân vào cuối ngày, do ít vận động hoặc phải đứng lâu một chỗ. Bệnh suy tĩnh mạch cần được điều trị sớm vì nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị phù, khó đi lại.
Đau dây thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa là kết quả của các vấn đề với dây thần kinh tọa, điều khiển các cơ ở cẳng chân và mặt sau của đầu gối. Nó có thể gây đau, tê và ngứa ran ở lưng dưới có thể kéo dài từ chân đến bắp chân và các cơ khác.
Viêm gân gót: Viêm gân Achilles là do hoạt động quá mức. Các triệu chứng thường gặp bao gồm viêm gân, đau ở lưng chân, sưng tấy và hạn chế cử động khi gập bàn chân. Các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà như nghỉ ngơi, chườm đá,… có thể hữu ích.
Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường là một dạng tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, cẳng chân, cánh tay và bàn tay. Tình trạng này là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường do tiếp xúc quá nhiều với lượng đường trong máu cao, các yếu tố di truyền hoặc viêm dây thần kinh.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: Huyết khối tĩnh mạch sâu, hội chứng khoang, thừa cân, béo phì,…
Người lớn tuổi sẽ dễ gặp các cơn đau bắp chân, từ đau ê ẩm cho đến nhức nhối, đặc biệt là đau bắp chân khi chạy bộ, vận động nhiều, hay khi nhiệt độ thay đổi,…
Người ít vận động do tính chất công việc (như nhân viên văn phòng, giáo viên,…), hay thường xuyên làm việc nặng, đi lại nhiều, leo núi, tản bộ thường sẽ có nguy cơ cao hơn.
Ngoài ra, những người thường xuyên quỳ gối, hay phải ngồi lên bắp chuối (như những người tu hành) thường dễ bị đau nhức bắp chân hơn cả.
Các yếu tố như thời tiết, vận động quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị đau bắp chân.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh sử và thuốc người bệnh đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mô tả triệu chứng, phần cơ thể bị ảnh hưởng, kiểm tra dáng đi, khả năng vận động, phản xạ của chân và triệu chứng toàn thân.
Một số kĩ thuật giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh gây đau bắp chân và mức độ nghiêm trọng: Chụp X - quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Đôi khi, xét nghiệm máu cũng cần thiết.
Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân bệnh lý gây ra đau bắp chân, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về phương pháp điều trị. Điều trị đau bắp chân hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Một số phương pháp có thể được chỉ định như sau:
Chườm đá và kê cao chân là hai biện pháp phổ biến, hữu ích cho bệnh đau bắp chân. Cố gắng nâng cao chân bằng hoặc cao hơn mức tim để giảm sưng phù. Chườm đá trong khoảng 20 phút.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) là một số loại thuốc thường được kê đơn, đặc biệt cho những bệnh nhân bị đau bắp chân do viêm gân hoặc căng cơ, co cứng hoặc chuột rút. Ít phổ biến hơn, tiêm steroid cortisone có thể được sử dụng để điều trị một số nguyên nhân gây đau chân hoặc bắp chân.
Đối với những chấn thương nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu gồm nhiều phương pháp khác nhau làm tăng sức cơ và khả năng cử động, giúp người bệnh quay trở lại tình trạng trước khi bệnh.
Hiếm khi cần phẫu thuật để điều trị đau bắp chân, nhưng có thể cần thiết đối với những chấn thương nặng hơn, chẳng hạn như gân achilles bị rách hoặc bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường, huyết khối tĩnh mạch sâu, hội chứng khoang.
Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Nghỉ ngơi hợp lý, đây là phương pháp đơn giản nhất để cơn đau bắp chân biến nhất.
Chườm đá hoặc massage nhẹ nhàng bằng tay xung quanh điểm đau.
Vật lý trị liệu dài lâu, bao gồm việc sử dụng nhiều bài tập và dụng cụ hỗ trợ như máy massage chân hay ghế massage.
Tập luyện các bài tập thể dục cho chân và bắp chân như co duỗi, kéo dãn, xoa bóp.
Chế độ dinh dưỡng:
Chưa có dữ liệu.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Giãn cơ trước và sau khi tập luyện giúp phục hồi và tăng cường sức mạnh cho bắp chân, do đó ngăn ngừa đau và chấn thương. Ví dụ, khởi động của bạn có thể bao gồm nhảy dây hoặc chạy bộ nhẹ nhàng tại chỗ. Vấn đề là để cơ bắp của bạn hoạt động dễ dàng hơn là bắt đầu đột ngột.
Tăng dần bài tập thể dục dần dần, tránh tăng đột ngột sẽ dẫn đến chuột rút và chấn thương.
Khi nói đến việc ngăn ngừa chuột rút cơ, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn cũng nên tránh vận động quá sức, đặc biệt là trong thời tiết quá nóng hoặc trong phòng.
Uống đồ uống có chất điện giải hoặc dùng viên thuốc điện giải - có chứa kali, magie và canxi - có thể giúp ngăn ngừa chuột rút cơ bắp. Bạn cũng nên hạn chế uống rượu và caffein. Cả hai đều là thuốc lợi tiểu, có nghĩa là chúng làm bạn mất nước.
Duy trì cân nặng hợp lý.