Trật khớp là hậu quả của chấn thương khớp khiến các đầu xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị trật khớp. Nếu khớp bị trật một phần, nó được gọi là thoái hóa khớp. Trật khớp thường xảy ra ở cổ chân, đầu gối, vai, hông, khuỷu tay và xương quai hàm, ngoài ra còn có thể trật khớp đầu chi như ngón tay, ngón chân.
Trật khớp là chấn thương khớp khiến các đầu xương bị lệch khỏi vị trí mà nguyên nhân thường là do té ngã hoặc va chạm, vận động thể thao. Trật khớp thường xảy ra ở vị trí cổ chân, đầu gối, vai, hông, khuỷu tay và quai hàm, trật khớp ngón tay và ngón chân. Các khớp bị trật thường sưng tấy, rất đau và trông thấy rõ chỗ sưng viêm.
Trật khớp là một trường hợp khẩn cấp cần phải cấp cứu ngay. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của trật khớp mà có cách xử trí và điều trị hợp lý.
Các triệu chứng của trật khớp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của chấn thương. Các triệu chứng của một khớp bị trật khớp bao gồm:
Trật khớp rất đau và khiến vùng khớp bị ảnh hưởng không thể cử động.
Trật khớp cũng có thể làm căng hoặc rách các cơ, đứt vỡ dây thần kinh và gân xung quanh (mô kết nối các xương tại khớp).
Hầu hết các trường hợp trật khớp không có biến chứng nghiêm trọng hoặc lâu dài. Khi xương cấu tạo nên khớp trượt ra khỏi vị trí có thể gây rách gân, dây chằng và cơ xung quanh khớp. Đôi khi nó cũng có thể khiến xương bị gãy. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị những chấn thương này.
Một số khớp bị trật nặng có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu xung quanh khớp. Khi máu không thể lưu thông đến vùng bị ảnh hưởng, các mô xung quanh có thể chết. Để giảm thiểu khả năng bị tổn thương, điều quan trọng là phải được bác sĩ đặt lại vị trí khớp bị trật khớp nghiêm trọng ngay lập tức.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chấn thương khiến khớp bị lệch gây ra trật khớp. Một số nguyên nhân dẫn đến trật khớp là:
Bất cứ ai cũng có thể bị trật khớp. Những người có nguy cơ cao hơn bao gồm những người:
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trật khớp, bao gồm:
Chẩn đoán trật khớp
Vị trí trật khớp thường bị sưng tấy, đau viêm và trông thấy rõ chỗ sưng viêm.
Bác sĩ có thể chẩn đoán trật khớp bằng cách nhìn vào cử động khớp khai thác tiền sử nguyên nhân gây ra chấn thương.
Xét nghiệm hình ảnh
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm hình ảnh gọi là X-quang để chụp ảnh xương tại vị trí trật khớp, từ đó biết vị trí chính xác và mức độ nghiêm trọng của trật khớp.
Trật khớp được điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương và vị trí bị trật khớp.
Xử trí ban đầu: Chườm đá và kê cao khớp có thể giúp giảm đau trong khi chờ gặp bác sĩ.
Điều trị trật khớp bao gồm: Định vị lại khớp xương, thuốc, nẹp hoặc đai và phục hồi chức năng.
Thời gian phục hồi thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của trật khớp và khớp bị ảnh hưởng. Ngón tay bị trật khớp có thể trở lại bình thường sau ba tuần. Tuy nhiên, trật khớp háng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn để chữa lành.
Những người bị trật khớp gối hoặc vai có nhiều khả năng bị trật lại các khớp đó vì các mô xung quanh đã bị kéo căng. Mặc đồ bảo hộ như nẹp trong khi hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ bị trật khớp khác.
Chế độ sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: