Tê bì chân tay là một tình trạng gây cảm giác khó chịu ở vùng tay hoặc chân do các dây thần kinh bị chèn ép, vị trí tê nhiều nhất ở ngón trỏ và ngón giữa tay, tê bì chân tay khởi phát từ nhiều nguyên nhân có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.
Tê bì chân tay gây ra những cảm giác khác lạ, bất thường tại nhiều vùng trên cơ thể nhưng vị trí tại ngón tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân được cảm nhận rõ rệt nhất.
Triệu chứng khi bị tê bì chân tay có thể xuất hiện kéo dài liên tục hoặc từng đợt với các biểu hiện như sau:
Nhột;
Ngứa ran, nóng ran;
Ngứa;
Cảm giác kiến bò dưới da;
Chuột rút ở tay chân.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Tư thế
Một trong những nguyên dẫn đến tê bì chân tay do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc lâu ngày gây nên.
Thói quen tư thế gây áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu ở chi dưới là nguyên nhân phổ biến nhất gây tê chân tạm thời. Khi làm việc, giữ ở một tư thế lâu, không vận động hoặc di chuyển, khiến lưu lượng máu giảm lưu thông.
Những thói quen có thể khiến bàn chân tê bì bao gồm:
Vắt chéo chân quá lâu;
Ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài;
Ngồi trên đôi chân;
Mặc quần, tất hoặc giày quá chật.
Chấn thương
Nguyên nhân khác dẫn đến tê bì chân tay do các chấn thương ở thân, cột sống, hông, cẳng chân, mắt cá, bàn chân gây ra, ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Bệnh đái tháo đường
Biến chứng về thần kinh ở bệnh nhân mắc đái tháo đường không kiểm soát là một trong những nguyên nhân gây tê, ngứa ra, giảm phản xạ và cảm giác, đau ở bàn chân, đôi khi nếu nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả chân.
Các vấn đề về lưng và đau thần kinh tọa
Các vấn đề ở lưng dưới, chẳng hạn như vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi đến chân, dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác.
Đau dây thần kinh tọa là tên gọi của sự kích thích dây thần kinh tọa chạy từ lưng xuống chân. Nếu dây thần kinh này bị kích thích hoặc bị nén, bệnh nhân có thể bị tê hoặc ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.
Bệnh động mạch ngoại vi
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) làm cho các động mạch máu ngoại vi ở chân, tay và dạ dày bị thu hẹp, làm giảm lượng máu đến các cơ quan mà chúng cung cấp, nuôi dưỡng. Bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng nặng nề nhất đến chân.
Khối u hoặc phát triển bất thường khác
Các khối u, u nang, áp xe và các khối lành tính (không phải ung thư) có thể gây áp lực lên não, tủy sống hoặc bất kỳ phần nào của chân và bàn chân. Áp lực này có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân, gây tê.
Sử dụng rượu
Các chất độc trong rượu có thể gây tổn thương dây thần kinh có liên quan đến tê bì, đặc biệt là ở bàn chân.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mãn tính hoặc kéo dài, gây ra các cơn đau, nhức và căng cơ thể lan rộng. Một số người bị đau cơ xơ hóa cũng bị tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
Đa xơ cứng
Những người bị bệnh đa xơ cứng (MS) bị tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể gây tê ở một vùng nhỏ của cơ thể hoặc toàn bộ chi. Mặc dù tê có liên quan đến MS thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài lâu hơn bệnh nhân có thể tàn phế.
Đột quỵ
Đột quỵ có thể gây tổn thương não và có thể giảm phản xạ của não đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể trong đó có phản xạ vận động. Đột quỵ hoặc đột quỵ nhỏ đôi khi có thể gây tê tạm thời hoặc lâu dài ở một số cơ quan trong cơ thể.
Các nguyên nhân khác
Bệnh nhân có bệnh thần kinh do đái tháo đường.
Người nghiện rượu.
Người bệnh động mạch ngoại biên.
Người bệnh đa xơ hoá.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tê bì chân tay, bao gồm:
Sử dụng rượu thường xuyên.
Bệnh lý về thần kinh hoặc động mạch ngoại biên.
Bệnh lý về mạch máu, giảm lưu lượng máu ngoại biên.
Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp.
Chụp cộng hưởng từ MRI.
Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.
Chụp X-quang.
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Nhìn chung, tê chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa như tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.
Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như duloxetine và milnacipran, đã được phê duyệt để điều trị đau cơ xơ hóa.
Thuốc corticoid: Một số corticosteroid có thể giúp giảm viêm mãn tính và tê có liên quan đến các bệnh như MS.
Gabapentin và pregabalin: Thuốc ngăn chặn hoặc thay đổi tín hiệu thần kinh có thể giúp giảm tê có liên quan đến các bệnh như đau cơ xơ hóa, MS và bệnh đái tháo đường.
Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Nước đá: Nước đá có thể giúp giảm sưng gây áp lực lên dây thần kinh. Chườm lạnh hoặc quấn túi chườm vào chân và bàn chân bị tê trong 15 phút, nhiều lần mỗi ngày.
Xoa bóp chân và bàn chân bị tê giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng.
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng.
Hạn chế rượu bia, tránh xa thuốc lá.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Tránh để chân và bàn chân bị tê quá nóng, vì điều này có thể hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng viêm và gây đau và tê.
Thiếu vận động phù hợp có thể làm suy yếu tim và mạch máu, giảm khả năng bơm máu đến các chi dưới. Các hoạt động như yoga, pilates và thái cực quyền có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm viêm hoặc đau mãn tính.
Thay đổi thói quen làm việc: Với những người phải ngồi nhiều thì nên có thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để giúp giãn cơ, máu lưu thông.
Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm và dùng túi chườm nóng ở tay chân để tránh tê bì, đau nhức.