Bệnh / Cơ - Xương-Khớp/ Đau xương khớp

Đau xương khớp

Đau xương khớp: Vấn đề thường gặp cần hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị

Đau xương khớp là dấu hiệu phổ biến ở bệnh lý xương khớp gây cản trở đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Tùy thuộc vào tính chất và vị trí của cơn đau xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bạn cần lưu ý nếu cơn đau xương khớp kéo dài với mức độ đau tăng dần thì bạn nên thăm khám ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được điều trị tốt nhất.

Tìm hiểu chung

Đau xương khớp là gì? 

Đau xương khớp có thể bắt nguồn từ bất kỳ vị trí xương khớp nào, đặc biệt là những khớp xương thường xuyên chịu tải trọng áp lực lớn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đau xương khớp triệu chứng chia thành nhiều dạng, có thể vừa đau vừa viêm kèm theo dấu hiệu đỏ, nóng rát, hoặc chỉ đau mà không bị sưng viêm.

Triệu chứng đau xương khớp thường hay gặp với đối tượng từ 40 tuổi trở lên nhưng ngày nay cuộc sống bận rộn đã có nhiều đối tượng trẻ đang gặp phải tình trạng này. Đau xương khớp thường chia thành 2 dạng tùy thuộc vào mức độ và thời gian bệnh:  

  • Đau xương khớp cấp tính: Đau xương khớp cấp tính nguyên nhân chủ yếu có thể do các vi khuẩn, virus xâm nhập vào khớp xương. Dấu hiệu đau nhức xương khớp cấp tính thường sẽ có hiện tượng sưng nóng đỏ đau viêm ở các khớp điển hình.

  • Đau xương khớp mãn tính: Đau xương khớp mãn tính thường do sự thoái hóa của sụn theo thời gian bị hao mòn khiến cho các đầu xương va chạm mạnh gây nên đau nhức xương khớp. Đối với trường hợp đau xương khớp mãn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian rất dài mới có thể cải thiện triệu chứng. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau xương khớp

Các triệu chứng có thể đến và đi theo từng đợt, có thể liên quan đến mức độ hoạt động của bạn và thậm chí cả thời tiết. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các triệu chứng có thể liên tục. Các triệu chứng khác mà bạn hoặc bác sĩ của bạn có thể nhận thấy bao gồm:

  • Đau khớp.

  • Tăng đau và cứng khi bạn không cử động khớp trong một thời gian.

  • Các khớp xuất hiện hơi lớn hơn bình thường.

  • Khi vận động các khớp cảm giác khó chịu hoặc phát ra âm thanh rắc rắc ở các khớp.

  • Cử động hạn chế trong phạm vi hoạt động các khớp. 

  • Hao mòn cơ (mất khối lượng cơ).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp đau xương khớp kéo dài dai dẳng tăng dần theo mức độ mà không rõ lý do thì tốt nhất bạn nên đến thăm khám bác sĩ ở các cơ sở y tế uy tín. Khi bạn phát hiện và chẩn đoán sớm nguyên nhân đau xương khớp có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng, điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp 

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau xương khớp có thể kể đến như sau:

  • Đa phần các bệnh lý về xương khớp thường đến từ thói quen sống không lành mạnh như lười vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh, tư thế ngồi hoặc xách vật nặng sai cách... Đây là những điều nhỏ hằng ngày thường mọi người sẽ hay bỏ qua nhưng nó lại  ảnh hưởng không tốt đến hệ xương khớp. 

  • Sự lão hóa xương khớp theo thời gian cũng là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi. Điều này khiến chức năng của hệ xương khớp kém linh hoạt và dần thoái hóa, có thể gây đau xương khớp mãn tính. Đa phần  những người trên 50 tuổi thường gặp nhiều vấn đề về xương khớp. 

  • Một nguyên nhân hay gặp nữa là bệnh nhân không không tuân thủ theo phương pháp điều trị bệnh xương khớp. Vì để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp cần có sự kiên trì  tập luyện vật lý trị liệu trong thời gian dài kết hợp với dùng thuốc. Nếu trong quá trình điều trị xảy ra sự gián đoạn ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị của người bệnh và tình trạng đau xương khớp sẽ không có sự cải thiện.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải đau xương khớp?

Đau xương khớp phổ biến ở các đối tượng sau đây:

  • Người già lớn tuổi có nguy cơ phát triển tình trạng đau xương khớp.

  • Người có tiền sử gia đình bị các bệnh về xương khớp có thể xảy ra trong gia đình, mặc dù các nghiên cứu chưa xác định được một gen duy nhất chịu trách nhiệm.

  • Người béo phì có nguy cơ tạo áp lực quá mức cho các khớp của bạn, đặc biệt là những khớp chịu phần lớn trọng lượng của bạn, chẳng hạn như đầu gối và hông của bạn.

  • Tình trạng đau xương khớp ở phụ nữ phổ biến hơn nam giới.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau xương khớp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau xương khớp, bao gồm:

  • Các hoạt động quá mạnh hoặc sai cách gây tình trạng chấn thương khớp đột ngột. 

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng tăng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cũng tăng theo độ tuổi.

  • Giới tính: Người ta khảo sát thì nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. 

  • Cân nặng: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi cân nặng cơ thể tăng sẽ tạo áp lực lên các khớp xương. Ngoài ra, mô mỡ nhiều có thể gây viêm trong dịch khớp.

  • Di truyền học: Một số người có gene dễ bị viêm xương khớp. Ngoài ra có một số người họ sinh ra với khớp hoặc sụn bị khiếm khuyết, dị dạng nên dễ bị các bệnh lý về xương khớp.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau xương khớp

Bác sĩ có thể để xuất bệnh nhân chẩn đoán hình ảnh để biết rõ hơn tình trạng xương khớp của bạn: 

  • Khi chụp X-quang sẽ ​​không hiển thị hình ảnh của sụn nhưng chuyên gia có thể dự  đoán sự mất sụn khi thấy các khoảng trống giữa các xương bị thu hẹp dần. Ngoài ra, khi chụp X-quang cho thấy sự phát triển của gai xương ở xung quanh khớp gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.

  • Khi chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ thấy luôn hình ảnh của cả xương và các mô mềm, trong đó có sụn. Đối với các trường hợp đơn giản thường bác sĩ sẽ không cần chỉ định chụp MRI vì giá thành khá đắt. Tuy nhiên trong các trường hợp phức tạp để giúp chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp MRI. 

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm sau để giúp xác định chẩn đoán:

  • Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm trực tiếp để tìm nguyên nhân đau xương khớp, nhưng xét nghiệm này giúp góp phần giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng đau xương khớp.

  • Khi phân tích dịch khớp, bác sĩ sẽ dùng kim chọc vào để hút dịch từ khớp bị viêm đau. Chất dịch sau khi được hút ra sẽ được đem đi xét nghiệm xác định hay loại trừ các nguyên nhân gây  đau xương khớp.

Phương pháp điều trị đau xương khớp hiệu quả

Điều trị đau xương khớp tập trung vào việc giảm đau và cải thiện chuyển động của khớp. Các phương pháp điều trị phổ biến sau đây:

  • Thuốc giảm đau và/ hoặc chống viêm không kê đơn: Chúng bao gồm acetaminophen (ví dụ như Tylenol), aspirin, ibuprofen (Advil và Motrin) hoặc naproxen (Aleve).

  • Các phương pháp điều trị tại chỗ: Một số loại thuốc ở dạng kem, thoa hoặc xịt có thể được áp dụng cho vùng da bị ảnh hưởng để giảm đau và viêm.

  • Thuốc giảm đau chống viêm theo toa: Thuốc giúp giảm đau và sưng ở các khớp.

  • Tiêm axit hyaluronic: Những loại thuốc này có thể được tiêm để giảm đau ở một số người bị viêm xương khớp. Thuốc bao gồm Euflexxa, Hyalgan, Orthovisc, Supartz, Synvisc và Synvisc-One.

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Những phương pháp điều trị này có thể được thực hiện dưới hình thức tắm vòi sen nước nóng hoặc chườm nóng hoặc chườm lạnh.

  • Thiết bị bảo vệ khớp: Những thiết bị này có thể giúp ngăn ngừa căng thẳng hoặc căng thẳng trên các khớp bị đau.

  • Thuốc tiêm steroid: Bác sĩ có thể tiêm các loại thuốc mạnh này trực tiếp vào khớp của bạn để giúp giảm đau. 

  • Thuốc gây nghiện: Thuốc giảm đau mạnh hơn, chẳng hạn như ma tuý, có thể được kê đơn khi đau nhức xương khớp nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

  • Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể chỉ cho bạn các bài tập để tăng cường các cơ xung quanh khớp, tăng tính linh hoạt và giảm đau.

  • Kích thích thần kinh điện qua da (TENS): Điều này sử dụng một dòng điện điện áp thấp để giảm đau cho một số người bị viêm xương khớp đầu gối và hông.

  • Phẫu thuật: Khi các lựa chọn điều trị khác không thành công, một số người có thể cần phẫu thuật để giảm đau mãn tính ở các khớp bị tổn thương.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau xương khớp

Chế độ sinh hoạt:

  • Bệnh nhân cần tuân thủ theo liệu pháp điều trị của bác sĩ  vì các bệnh lý xương khớp cần thời gian điều trị rất dài. 

  • Bệnh nhân cần lựa chọn tư thế nghỉ ngơi, vận động phù hợp, tránh vận động quá sức gây ảnh hưởng xấu đến vùng xương khớp đang đau.

  • Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cần tạo thói quen với các tư thế tốt giữ cho cột sống lưng thẳng, các khớp được bảo vệ. Ngoài ra, bạn cần tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ nhiều vì máu sẽ khó lưu thông tuần hoàn và các xương khớp sẽ không được linh hoạt. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bạn cần bổ sung thực đơn đầy đủ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu khoáng chất canxi, vitamin D.

  • Bạn cần bổ sung các sản phẩm có chứa tinh chất như Chondroitin Sulfate, Collagen Peptide, Turmeric Root, Type 2 không biến tính,… được chứng minh hỗ trợ và cải thiện tình trạng đau xương khớp hiệu quả.

Phương pháp phòng ngừa đau xương khớp hiệu quả

Để phòng ngừa tình trạng đau xương khớp hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Kiểm soát cân nặng là cách giúp bạn giảm áp lực lên xương khớp và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp về sau. 

  • Các liệu pháp vận động nhẹ nhàng, kết hợp hít thở sâu tạo sự dẻo dai cho xương khớp như yoga và  thái cực quyền. Các liệu pháp này còn rất hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

  • Liệu pháp nhiệt và lạnh giúp giảm đau, giảm viêm sưng khớp. Liệu pháp nhiệt ẩm giúp các cơ được thư giãn. Liệu pháp lạnh giúp các cơ giảm co thắt.

Bệnh liên quan