Ung thư amidan là dạng phổ biến nhất trong các loại ung thư vùng hầu họng. Tỷ lệ mắc bệnh này đang tăng mạnh do tỷ lệ nhiễm ung thư do virus u nhú ở người (HPV) ngày càng phổ biến. Ung thư amidan có thể được điều trị bằng cả phương pháp phẫu thuật và hoá xạ trị.
Ung thư amidan là một loại ung thư thuộc vùng tại mũi họng. Trước đây thì loại ung thư này thường rất hiếm gặp, tuy nhiên hiện nay do tỷ lệ nhiễm HPV tăng mạnh nên ung thư amidan cũng trở nên khá phổ biến và thường gặp ở những người trên 30 tuổi.
Bệnh nhân mắc ung thư amidan đa phần được phát hiện ở những giai đoạn muộn, vì vậy việc điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn.
Phân loại ung thư amidan theo hệ thống TNM
Khối u nguyên phát (Tumor - T)
Khối u âm tính với HPV type 16
Khối u dương tính với HPV type 16
Hạch lympho vùng (Nodes - N) và âm tính HPV type 16
Hạch lympho vùng (Nodes - N) và dương tính HPV type 16
Di căn xa (Metastasis - M)
Giai đoạn đầu
Giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư từ amidan đã di căn sang các cơ quan lân cận như lưỡi, hầu họng, phổi... dẫn đến biểu hiện bệnh rõ rệt và trầm trọng hơn.
Ung thư amidan nếu không được điều trị sẽ phát triển dần dần và xâm lấn vào các vùng xung quanh như lưỡi, hầu họng, phổi...
Nghiên trọng hơn, các tế bào ung thư di căn đến nền sọ và các mô đốt sống có thể cản trở các dây thần kinh, gây ra hội chứng Horner, liệt các đám rối thần kinh cánh tay và dây thần kinh phrenic. Sự tắc nghẽn của động mạch cảnh có thể gây ra chảy máu động mạch cảnh ồ ạt đe dọa tính mạng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Thuốc lá
Ngoài ung thư amidan, hút thuốc lá còn tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư dạ dày và đặc biệt là ung thư phổi. Không chỉ người hút thuốc mới mắc ung thư mà ngay cả những người xung quanh, phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ rất cao.
Bia rượu
Lạm dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác gây tác động xấu đến niêm mạc vùng hầu họng và làm tăng nguy cơ mắc ung thư amidan
Nhiễm virus gây u nhú - Human papillomavirus (HPV)
Virus HPV type 2, 11, 16 là ba chủng virus u nhú ở người thường gây bệnh ung thư amidan, đặc biệt là type 16.
Ung thư amidan có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.
Những người được chỉ định giới tính là nam sau khi sinh (AMAB) có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 3 - 4 lần so với những người được chỉ định giới tính là nữ sau khi sinh (AFAB).
Ngoài ra, tỷ lệ người da trắng bị chẩn đoán ung thư amidan cũng cao hơn một chút so với người da đen.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Ung thư amidan, bao gồm:
Lâm sàng
Soi họng và dùng tay sờ để xác định vị trí khối u cũng như độ lan rộng của tình trạng bệnh.
Kiểm tra hạch dưới cổ góc hàm để biết số lượng, vị trí, kích thước và hạch có di động hay không.
Chẩn đoán hình ảnh
Tất cả các trường hợp mắc ung thư amidan cần được chụp cắt lớp MRI hoặc CT trước khi điều trị, để xác định khối u và mức độ lây lan. CT hiện là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được lựa chọn để phân loại tất cả các bệnh ung thư đầu cổ và nên thực hiện chụp từ nền sọ đến cơ hoành để tìm bệnh phổi và các bệnh khác có thể đồng mắc.
PET-CT cũng có thể được sử dụng trong ung thư amidan như một phương tiện giúp chẩn đoán và phân giai đoạn ung thư khó phát hiện và giám sát sau điều trị. Tuy nhiên, nó bị hạn chế do có thể phát hiện dương tính giả ở vùng amidan hai bên, đáy lưỡi và vòng Waldeyer mà không có sự hiện diện của khối u ác tính.
Nội soi
Tất cả các trường hợp nghi ngờ ung thư amidan đều được khuyến cáo nên nội soi đánh giá và sinh thiết mô bệnh, lập kế hoạch can thiệp phẫu thuật và loại trừ khối u ác tính thứ phát trong đường thở trên và thực quản. Sinh thiết FNA chỉ định cho những người không thích hợp để phẫu thuật; tuy nhiên, độ tin cậy của xét nghiệm HPV trong các mẫu tế bào học vẫn còn nghi ngờ.
Chẩn đoán phân biệt ung thư amidan với các bệnh khác, bao gồm:
Phương pháp điều trị chính bao gồm: xạ trị, hoá trị, phẫu thuật và kết hợp các phương pháp này.
Giai đoạn T1, T2, N0-1
Lựa chọn một trong ba phương pháp sau:
Giai đoạn T3, T4a, N0-1
Lựa chọn điều trị:
Giai đoạn khối u đã lan ra nhiều hạch bạch huyết (bất kỳ giai đoạn nào, N2-3)
Lựa chọn điều trị
Giai đoạn muộn (T4b, mọi N)
Trong trường hợp bệnh nhân đủ sức khoẻ để tiến hành xạ trị, hoá trị hay phẫu thuật thì thường sẽ tập trung vào làm giảm thiểu đau đớn và các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân mà không quan tâm đến hiệu quả điều trị.
Lưu ý
Sau khi xạ trị hoặc hóa trị mà vẫn còn sót tế bào ung thư thì cần được thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tất cả.
Sau khi phẫu thuật cần phân tích mô bệnh học để xác định mức độ ác tính, xem có cần điều trị thêm không.
Cân nhắc kết hợp xạ trị, hóa trị liệu hoặc phẫu thuật bổ sung nếu gặp các trường hợp:
Chế độ sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng:
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: